Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Phòng viêm nhiễm sau phục hình răng bằng cấy ghép implant


SKĐS - Trong các điều tra về thực trạng sức khỏe răng miệng những năm gần đây, tỷ lệ mất răng ở người Việt Nam vẫn còn ở mức cao: 10% số người nghiên cứu bị mất răng.


Trong các điều tra về thực trạng sức khỏe răng miệng những năm gần đây, tỷ lệ mất răng ở người Việt Nam vẫn còn ở mức cao: 10% số người nghiên cứu bị mất răng. Nghiên cứu năm 2011 cho thấy, ở người cao tuổi, tỷ lệ mất răng ở mức cao: 81,12% trong đó có 51% người bị mất răng chưa được làm răng giả bao giờ, số lượng răng mất trung bình là 5,93 răng/người. Để khắc phục những răng đã mất, cấy ghép implant ra đời. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau phẫu thuật cần được bệnh nhân tuân thủ, tránh tình trạng viêm sau cấy ghép.



Trước thực trạng đó, các phương pháp phục hình răng đã mất cho bệnh nhân cũng được đầu tư nghiên cứu và có những tiến bộ lớn, đáng kể nhất là implant nha khoa. Các bệnh nhân sẽ được đặt 1 trụ implant vào trong xương hàm với các đường kính và chiều dài tùy theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường

3 thủ phạm hàng đầu gây sâu răng

3 thủ phạm hàng đầu gây sâu răng

Ăn nhiều đường, dinh dưỡng thiếu chất, vệ sinh răng miệng kém là 3 nguyên nhân chính gây sâu răng.

Hướng dẫn đánh răng đúng cách / Bác sĩ nước ngoài chữa răng miễn phí cho trẻ mồ côi






Ảnh minh họa: TT.


Theo nha khoa quốc tế Westcoast, hiện nay rất nhiều người gặp vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Bác sĩ chuyên gia về nha khoa đến từ Canada ghi nhận có 3 thủ phạm chính gây ra các vấn đề răng miệng ở hầu hết lứa tuổi. 
_Thứ nhất là ăn quá nhiều chất đường dẫn đến sâu răng. 
_Thứ hai, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý ảnh hưởng đến sức khỏe của nướu, khi đó răng mất chỗ bám vào nên dễ lung lay và rụng. 
_Thứ ba, thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, đặc biệt trẻ em ở độ tuổi đi học chưa có thói quen dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng nên dễ dẫn đến sâu kẽ răng.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sức khỏe răng miệng ở Việt Nam cho thấy hơn 85% trẻ từ 6 đến 8 tuổi mắc chứng sâu răng. Nghiên cứu cũng ghi nhận vấn đề nổi cộm ở nước ta là chế độ dinh dưỡng chứa nhiều đường và thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách là 2 nguyên nhân trực tiếp gây nên các vấn đề răng miệng.

Để bảo vệ răng miệng tốt hơn và phòng tránh sâu răng, nha sĩ Andrew khuyên mọi người nên chủ động tìm hiểu và thực hành thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, hạn chế ăn đường và uống nước ngọt. Các gia đình nên tập thói quen khám sức khỏe răng miệng định kỳ không chỉ để điều trị bệnh mà còn được bác sĩ tư vấn khắc phục các vấn đề răng miệng phổ biến như chảy máu răng, ê buốt, đồng thời biết cách chăm sóc răng khoa học.

Nguy cơ Viêm lợi khi làm Răng sứ kém chất lượng



Nguy cơ Viêm lợi khi làm Răng sứ kém chất lượng

Xuân Hà: Em xin chào bác sĩ Nha khoa Quốc tế Á Âu. Em năm nay 30 tuổi, bị mất 2 răng, đã trồng răng sứ tại một nha khoa gần nhà được 6 tháng. Nhưng hiện nay, chỗ chân răng sứ đã trồng thỉnh thoảng bị sưng lên và gây nhức răng, rất khó chịu. Em quay lại chỗ nha khoa này, thì họ đổ lỗi do em không giữ vệ sinh răng. Em có đi khám lại ở chỗ nha khoa khác, bác sĩ ở đấy bảo em bị viêm lợi lợi do trồng răng sứ không đúng quy trình.

Nghe tiếng về Nha khoa Quốc tế Á Âu đã lâu, nên em muốn hỏi bác sĩ nha khoa là “Có hay không nguy cơ viêm lợi khi làm răng sứ?”Nguy cơ viêm lợi khi làm răng sứ – Có hay không?



Bác sĩ trả lời:

Xin chào bạn Hà! Tôi là bác sĩ Trình – Chuyên khoa phục hình răng sứ Nha khoa Quốc tế Á Âu. Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn “Làm răng sứ có nguy cơ bị viêm lợi hay không?” như sau:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạn bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do quy trình bọc sứ của bạn được thực hiện bởi bác sĩ còn yếu tay nghề, hoặc không có trình độ chuyện môn cao.

Khi bác sĩ không có đủ chuyên môn, thực hiện sai kỹ thuật khiến cho câu trúc răng bị can thiệp thái quá, cùi răng bị mài một phần quá dày so với quy định, lớp men răng sẽ bị tổn thương và điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bên trong tủy răng và gây viêm nhiễm từ bên trong.

Khi cùi răng bị mài đi quá dày và vi khuẩn tấn công vào thì sau một thời gian ngắn bạn sẽ xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý răng miệng và dấu hiệu của bệnh viêm nướu, viêm lợi là rõ nhìn sau đó sẽ là viêm tủy răng.

>> Xem thêm Chi phí Trồng răng sứ Mới nhất

Sai sót này trong khâu phục hình còn gây ra những biến chứng khác như tình trạng đau nhức răng kéo dài sau phục hình bọc răng sứ làm cho bệnh nhân khó lòng mà ăn ngủ thoải mái được.

Labo làm răng sai kỹ thuật dẫn tới thừa hoặc thiếu bờ viền phục hình làm cho thức ăn nhồi nhét và gây viêm, hoặc do cơ thể bệnh nhân dị ứng với loại sứ làm răng giả …cũng là những nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ.

>> Xem thêm chi tiết tại đây: http://nhakhoaquocteaau.com/co-hay-khong-nguy-co-viem-loi-khi-lam-rang-su.html

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Tôi sợ đau không biết Trồng răng Implant có đau không?



Tôi sợ đau không biết Trồng răng Implant có đau không?




Chào bác sĩ nha khoa Quốc tế Á Âu! Tôi năm nay 32 tuổi, hiện tôi bị mất 1 răng cửa hàm trên và đang muốn trồng răng theo kỹ thuật Implant. Tôi có tìm hiểu về nha khoa Quốc tế Á Âu cũng như kỹ thuật trồng răng Implant trên internet nhưng tôi đang rất lo lắng không biết trồng răng Implant có đau không và nguy hiểm không ? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi là trồng răng implant có đau không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ Cấy ghép Implant và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Implant thực chất là một kỹ thuật phục hình răng miệng nha khoa mới và hiện đại trên thế giới đã được nghiên cứu và đưa vào thực hiện nhiều năm.

Trồng răng Implant có đau không?

Câu trả lời là không. Bởi vì việc cấy ghép implant răng được thực hiện khi gây tê cục bộ, đôi khi là gây tê toàn bộ. Khi quá trình cắm trụ titan cho răng diễn ra thì miệng của bạn chỉ có cảm giác tê cứng và hoàn toàn không đau đớn.


Cắm Implant có đau không khi đã sử dụng thuốc tê?

Sau mỗi giai đoạn của cấy ghép implant răng thì sẽ có một số mức độ đau cũng như khó chịu xuất hiện. Điều này là hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi khi gây mê hết tác dụng. Bác sỹ sẽ kê một vài loại thuốc giảm đau cho bạn.

Bạn cũng có thể thấy tê nhức ở khu vực cấy implant cũng như xương hàm xung quanh. Khoan một lỗ vào xương hàm sẽ gây ra một số khó chịu trong khoảng một tuần. Tùy vào vị trí cấy ghép mà cơn đau có thể kéo dài đến hai má, cằm hoặc bên dưới mắt.

Tuy nhiên sự ê nhức này cũng chỉ tương đương như với khi bạn thực hiện nhổ răng hoặc diệt tủy, nghĩa là trong mức hoàn toàn có thể chịu đựng được nên bạn không cần quá sợ hãi về việc trồng răng Implant có đau không.

Mức độ ê nhức thay đổi với từng trường hợp cấy Implant khác nhau

Cách hạn chế đau nhức tối đa sau khi trồng răng Implant

Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau sau khi cắm trụ titan. Nếu phẫu thuật của bạn đặc biệt phức tạp yêu cầu phải ghép xương, phẫu thuật xoang hoặc điều trị bổ sung thì sẽ đau hơn một chút. Điều đáng mừng là giai đoạn sau của việc cấy Implant là chụp mão răng sứ lên trên trụ răng ít đau hơn rất nhiều.

Những tác dụng phụ khác bạn có thể gặp khi cấy Implant là chảy máu và sưng tím. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất trong vòng 7 – 10 ngày. Bạn có thể dùng đá chườm bên ngoài để đỡ khó chịu và nghỉ ngơi nhiều hơn.

>> Xem thêm về Chi phí Dịch vụ Cấy ghép Implant tại đây: http://nhakhoaquocteaau.com/trong-rang-implant-gia-bao-nhieu.html