Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Cứ tưởng chảy nước miếng khi ngủ là chuyện bình thường, hóa ra ủ một đống bệnh


Không chỉ gây mất vệ sinh mà việc chảy nước miếng khi ngủ còn là dấu hiệu cảnh báo 5 bệnh nguy hiểm sau.

Nếu bạn chỉ bị chảy nước miếng hay còn gọi là "chảy dãi" ở tư thế ngủ gục trên bàn thì không nên quá lo lắng, bởi ở tư thế này tuyến nước bọt sẽ bị kích thích, tiết nhiều nước bọt hơn nên dễ tràn ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chảy nước miếng khi ngủ thì không còn là chuyện đơn giản nữa, bạn nên cảnh giác với một số loại bệnh đang nằm trong cơ thể sau.
















1. Bệnh răng miệng

Răng miệng không được vệ sinh cẩn thận sẽ khiến vi khuẩn tấn công vào lớp màng bảo vệ răng, gây ra căn bệnh về răng, nướu...

Viêm răng miệng sẽ dẫn tới tăng tiết nước bọt, gây hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ. Nhiều trường hợp, sau khi điều trị loại bỏ viêm trong miệng, hiện tượng chảy dãi này tự nhiên biến mất.

2. Rối loạn hệ thống thần kinh

Theo nhiều chuyên gia y tế, sự bài tiết của nước bọt hoàn toàn có tính phản xạ thần kinh. Cụ thể, khi não hoạt động quá mức, rơi vào trạng thái mệt mỏi, khi bị stress, do dùng thuốc... có thể xuất hiện tình trạng thần kinh giao cảm bị kích thích bất thường, khiến việc tiết nước bọt diễn ra khó kiểm soát.

Vì thế, việc thường xuyên chảy nước miếng khi ngủ là dấu hiệu cho thấy hệ thống thần kinh của bạn đang gặp trục trặc.

Trong trường hợp này, bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, điều chỉnh lại lối sống để tinh thần và thể chất duy trì được sự ổn định. Tránh khả năng miễn dịch bị suy giảm gây ra nhiều bệnh liên quan khác. 

3. Viêm dây thần kinh mặt

Khi mặt bị tiếp xúc với không khí quá lạnh, đột ngột hoặc khi bị cảm cúm có thể xuất hiện hiện tượng chảy dãi khi đi ngủ. Trong trường hợp này, bệnh nhân thậm chí còn có hiện tượng lệch mặt, lệch miệng, mắt 1 bên chỉ nhắm được 1 nửa, giật ở mí mắt...

Đây không còn là hiện tượng bình thường nữa mà là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm như liệt dây thần kinh số 7.

4. Xơ vữa động mạch

Tình trạng xơ vữa động mạnh có thể dẫn tới thiếu máu, thiếu oxy cục bộ ở não, cơ bắp dẫn tới việc giãn cơ mặt và khả năng nuốt bị suy yếu, từ đó có hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ.

Nếu người cao tuổi thường xuyên có hiện tượng chảy dãi khi ngủ dù không lệch miệng, méo mặt... thì vẫn cần thăm khám càng sớm càng tốt.

5. Cảnh báo tiền đột quỵ

Người có biểu hiện đột quỵ thường bị cứng miệng, lệch miệng khiến cơ miệng không điều tiết được việc nuốt nước bọt, gây chảy nước miếng khi ngủ.

Vì thế, nếu có hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ kèm với biểu hiện cười lệch miệng, đau đầu và các triệu chứng khác sau khi ngủ dậy thì có khả năng bạn đã bị đột quỵ nhẹ trong đêm. Trong trường hợp này, tuyệt đối không được xem nhẹ mà người bệnh cần tới bệnh viện kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa đột quỵ kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét